Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  LỀU CỎ VĂN CHƯƠNGLỀU CỎ VĂN CHƯƠNG  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn của tôi, chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và hạnh phúc!
Ngoài tên miền chính thức là: www.clubvanhoc.forumvi.com, thì diễn đàn còn có thêm một tên miền rút gọn, ngắn gọn hơn, các bạn có thể truy cập thông qua tên miền: www.clubvanhoc.tk
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Top posters
thayluan (123)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
phieudieulangtu (54)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
tinhlinh (47)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
sweetmoments93 (29)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
echkon_c12 (24)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
Quang Duc (23)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
boya13 (23)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
trtuan2011 (19)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
bantrua83 (19)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
mainguyen (18)
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_lcapTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Voting_barTƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:<div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.rsspump.com/?web_widget/rss_ticker/news_widget" title="News Widget">News Widget</a></div>

 

 TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
tuonghieu

tuonghieu


Tổng số bài gửi : 5
Thanks : 17
USD : 0
Join date : 29/03/2011
Age : 32
Job/hobbies : Tu sĩ

TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO   TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO EmptyThu Aug 11, 2011 6:40 pm

TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO
Tường Hiếu
Hiếu kính với hai đấng sinh thành là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Là người con Việt không thể không hiếu kính với cha mẹ. Niềm tri ơn và báo ơn ấy đã trở thành bản tính tự nhiên, ăn sâu vào tâm khảm của con người, đồng thời đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cho tới ngày nay. Tuy nhiên, tinh hoa và tinh thần cao đẹp này không phải tự nhiên mà có, mà chính là nhờ ảnh hưởng của cả một nền giáo dục, một tổ chức văn hóa từ ngàn xưa để lại, tương xứng với tư tưởng và phong tục của dân tộc Việt. Trong tất cả những ảnh hưởng đó, lớn nhất và sâu rộng nhất chính là sự ảnh hưởng của đạo Phật, một tôn giáo hay đúng nghĩa hơn là một nền giáo dục đã sớm có mặt với dân tộc ta từ buổi đầu công nguyên. Lời dạy của đức Phật về việc nhớ ơn và báo ơn cha mẹ là những cảm giác suy tư in đậm trong lòng của người Việt, chan hòa vào đời sống hàng ngày, từ lối sống đến cách nghĩ, từ ca dao đến thi ca … mà ta có thể dễ dàng bắt gặp xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Từ buổi đầu dựng nước, hàng năm các vua Hùng, Lạc hầu, Lạc tướng cùng nhân dân ta sau khi mùa màng đã xong lại quây quần bên nhau mở hội mừng cho mùa màng bội thu cùng tưởng nhớ đến Bố - Cái, hai đấng sinh thành của dân tộc. Tiêu biểu cho truyền thống này là hình ảnh chiếc bánh chưng và bánh giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho đồng bằng, cỏ cây, sông núi; bánh hình tròn tượng trưng cho vòm trời rộng lớn, bao la. Hai thứ bánh là hai thứ phẩm vật, là thành quả lao động từ bàn tay và khối óc mà người con Việt từ ngàn xưa dâng lên tiên tổ nhằm tưởng nhớ ân sâu như đất dày của cha, nghĩa rộng như trời xanh của mẹ. Quả thật, hiếu đạo là truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc ta, thấm đẫm vào máu thịt của mỗi con người, và được thể hiện qua những lời ca, tiếng hát, ca dao, tục ngữ như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hoặc:

Công cha nghĩa mẹ cao vời
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người ta phải xót xa
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Cha như “núi cả”, mẹ tựa “nước nguồn”. Núi xa trông thì bình thản và vững vàng, đỉnh núi lại luôn vươn cao tiếp giáp với trời mây, tất cả tượng trưng cho cha là lý tính, là trí tuệ. Mẹ thì uyển chuyển, dịu dàng tựa nguồn nước trong. Tình thương của mẹ đối với con thì lúc nào cũng luôn trong lành, hiền dịu và lưu hóa. “Nước trong nguồn chảy ra” chính là nguồn sống luôn luôn tuôn trào. Tình thương của mẹ là mạch nguồn của sự sống, là thứ nước ngọt ngào diệu mát, là khởi thủy của tình thương. Không có tình thương ấy, con không thể nào lớn khôn được. Cũng giống như muôn loài không thể sống mà thiếu nước, mẹ thương con như tình thương của nước đối với vạn loại. Đó là gia tài tình người mà bố mẹ đã trao cho người con từ đầu nguồn cuộc sống để ta ý thức rằng các mối liên hệ đều nảy mầm từ tình phụ tử và mẫu tử. Ý thức về trách nhiệm, bổn phận, lương tâm, vị tha và công bằng hẳn là được đánh thức dậy từ thái độ biết ơn, đáp đền các ân nghĩa của cuộc sống mà khởi đầu là đáp đền ân nghĩa mẹ cha. Lớn lên, qua bao năm chen lộn với cuộc đời, người con nhận rõ ra tình thương cha mẹ không phải chỉ là ân nghĩa lớn mà còn là lẽ sống của mình. Ý thức được như thế đối với hai đấng sinh thành để phải thờ, phải kính, phải báo đáp sao cho tròn.
Vì ân nghĩa mẹ cha là lẽ sống, là cao quý, thiêng liêng, nên dòng văn học trí thức cũng hết lời ca ngợi hiếu đạo. Đại thi hào dân tộc như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi cũng hết lòng đề cao chữ hiếu. Đặt Kiều giữa một bên hiếu một bên tình, rồi cuối cùng nàng quyết định vì hiếu mà nàng bán mình chuộc cha, thông qua đó Nguyễn Du đã nói lên truyền thống hiếu đạo của dân tộc.
Duyên hội ngộ, đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
Quyết lòng nàng mới hạ tình
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha.
Còn Nguyễn Trãi thì giáo dục tình người, mở đầu bằng đạo hiếu rằng:
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.
Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc,
Xem cháo cơm, thang thuốc mọi bề.
Ra vào thăm hỏi thường khi,
Người đà vô sự ta thì an tâm.
(Gia Huấn Ca, Tân Việt, 1953, tr. 14)
Truyền thống tình người, đạo đức của dân tộc Việt Nam là thế. Chính vì vậy khi Phật giáo, với giáo lý đầy từ bi, nhân ái, trọng chữ hiếu được du nhập vào nước ta, liền được nhân dân Việt đón nhận, và đã chung sống gắn bó với dân tộc trên suốt cuộc hành trình gần hai mươi thế kỷ.
Chùa chiền được dựng lên khắp nơi. Đạo Phật đi vào lòng những người bình dân bằng những thời tụng kinh bái sám, thuyết pháp, giảng đạo; đi vào lòng giới trí thức bằng kho tàng văn học Phật giáo đồ sộ, những tư tưởng, triết lý sâu sắc.
Tư tưởng Phật giáo đã khẳng định mức độ quan trọng, to lớn, cao cả, cần thiết của hiếu đạo đối với nền tảng đạo đức xã hội, một lần nữa nhấn mạnh thêm về công lao trời bể của hai đấng sinh thành, đồng thời khơi dậy ý thức trách nhiệm, bổn phận thái độ biết ơn của mỗi người con.
… Phật bèn dụng phạm thinh sáu món
Phân tỏ cùng đại chúng lóng nghe
Ân cha nghĩa mẹ nặng nề
Không phương báo đáp không vừa sức đâu
Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp vòng hòn núi Tu Di
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa vừa…
(Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân – Nghi thức tụng niệm - Hệ phái Khất Sĩ)
Trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương (Trường Bộ I) đức Phật dạy rằng mối liên hệ giữa mẹ cha và con cái là mối liên hệ thiêng liêng đáng được tôn kính, đảnh lễ. Người con có bổn phận đáp đền bằng những việc làm thiết thực như:
- Vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ khi cần.
- Chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc.
- Giữ gìn gia phong, danh dự gia đình.
- Giữ gìn tài sản của cha mẹ.
- Phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
- Lo tang lễ cha mẹ đúng phong tục khi cha mẹ mất.
- Khích lệ và giới thiệu đạo giải thoát, chánh kiến đến cha mẹ.
Trong Kinh Hạnh Phúc, đức Phật dạy: "Phụng dưỡng mẹ và cha là vận may tối thượng". Trong Kinh Phân Biệt, đức Thế Tôn cũng nói: "Ta trải qua nhiều kiếp tinh tấn nay mới thành Phật, toàn là công ơn của cha mẹ ta. Vậy nên, người muốn học đạo không thể không tinh tấn hiếu với mẹ cha”. Hai truyền thống giáo lý Nam truyền và Bắc truyền đều xếp tội ác giết cha, giết mẹ vào năm tội lớn nhất đời gọi là năm "cực trọng tội" hay "ngũ nghịch tội". Từ đó có thể thấy đối với hàng Phật tử tại gia, thực hành hiếu hạnh là pháp tu căn bản, là nền móng để phát sanh thiện tâm và giải thoát tâm.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha, kính mẹ cũng là chân tu.
Hay:
Đêm nằm niệm Phật Thích-ca
Cầu cho cha mẹ kết hoa liên đài.
Về cảnh Phật thấy hoa khai
Trầm luân chấm dứt, đáo lai Niết-bàn.
Sự thật hiển nhiên rằng một người không hiếu kính đối với mẹ cha thì khó có thể là một người cư xử có tình người đối với anh em, gia đình và xã hội. Hiếu đạo quả thực là nền tảng đạo đức cơ bản của người Việt.
Dưới cái nhìn của Phật giáo, tất cả chúng sanh đều có quan hệ với nhau trong nhiều đời nhiều kiếp. “Tất cả người nam trên thế gian đều là cha ta, tất cả người nữ trên thế gian đều là mẹ ta”. Hiếu đạo, qua lăng kính Phật giáo đối với bà con xóm làng đối xử chí thiết gọi là tình; đối với tôn sư, huynh đệ gọi là lễ; đối với bà con, bạn bè mọi người gọi là nhân nghĩa; đối với quốc gia, dân tộc gọi là trung. Từ nền tảng hiếu đạo ban đầu, tình người được giáo dục và nuôi dưỡng. Rồi từ tình người cao đẹp ấy, tình lân bang giao hảo, tình yêu cuộc sống được thiết lập. Một khi tình cảm ấy biểu lộ ra hành động nhằm xây dựng tốt các mối tương giao xã hội, xây dựng an lạc, hạnh phúc cho gia đình, tập thể thì được gọi là hành vi đạo đức. Suy cho cùng thì nền tảng đạo đức chính là tình người chân thật đó. Người có tâm hiếu là người có nhân, có tình, có trung, có lễ, có nghĩa. Vậy nên trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay.
Bởi tâm hiếu của nàng chính là sự trinh bạch. Sự trinh bạch ấy dù cho bụi bặm của mười năm đoạn trường cũng không làm hoen ố.
Đối với hai đấng sinh thành, ngoài các công ơn mà xã hội ghi nhận, những người Phật tử còn ghi nhận thêm một ơn nghĩa lớn khác ơn cha mẹ đã đưa con vào đời, nhờ đó mà người con có nhân duyên học đạo, hiểu đạo và hành đạo giải thoát khổ. Thế cho nên để đáp đền, trách nhiệm, bổn phận làm con, những người Phật tử phải làm tròn thêm một trách nhiệm, bổn phận quan trọng khác, đó là giới thiệu Chánh pháp đến với mẹ cha, giúp mẹ cha đi ra khỏi mọi thứ khổ đau.
Trong Kinh Tăng Chi, đức Phật có dạy: "Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng dâng cúng với của cải vật chất tiền bạc thì không bao giờ đủ để đáp đền ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ Kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam Bảo thì khuyến khích cho có lòng tin Tam Bảo, đối với cha mẹ sống tà giới, thì khuyến khích vào chánh giới, đối với cha mẹ sinh khởi tham, thì khuyến khích bố thí, đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến, cho đến như vậy, này các Tỳ Kheo, là làm đủ và đáp ơn đủ cho mẹ và cha".
Hiếu đạo thế gian bước dần lên một bước nữa là hiếu xuất thế gian. Quạt nồng, ấm lạnh, cơm dâng, nước rót hay chăm lo phụng dưỡng cha mẹ bằng bất kỳ phương tiện vật chất nào vẫn không thể đem lại cho cha mẹ sự an vui và hạnh phúc tuyệt đối. Trước cuộc biến dịch, vô thường của dòng đời, nỗi khổ của bệnh, già, chết vẫn còn đó thì hạnh phúc tuyệt đối dường như quá tầm tay với. Chỉ có Chánh pháp mới cống hiến cho cha mẹ ta một nếp sống đạo đức an trú vững chắc với giới đức, tâm đức và tuệ đức, từng bước ra khỏi khổ đau và từng bước đi vào hạnh phúc của tâm hồn trong hiện tại. Chính điều này đem lại cho cha mẹ con đường đi về hạnh phúc lâu dài. Hạnh phúc ấy là kết quả của nỗ lực loại trừ tâm chấp ngã, vị kỷ, đó là con đường sống vị tha, vô ngã, con đường sống hạnh phúc của tha nhân, gia đình và xã hội, như thế mới thật là chí hiếu.
Hiếu tại gia cơm dâng, nước rót
Hiếu xuất gia giải thoát luân hồi..
Hay:
Tu một thuở cứu thân vĩnh kiếp
Độ được mình còn vớt mẹ cha
Thuyền to một chiếc sắm ra
Tất nhiên chở hết cả nhà xuống đi …
(Thanh Sĩ)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, cứ vào rằm tháng Bảy âm lịch mỗi năm, những người con Phật lại hân hoan đón chào ngày lễ Vu Lan, một ngày lễ mang ý nghĩa trọng đại đối với cả người xuất gia và tại gia, ngày Phật trời hoan hỷ, ngày Tự Tứ Tăng, ngày Báo Hiếu, ngày Xá tội vong nhân.
Tháng Sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân.
Đặc biệt, trong mùa Vu Lan, Tăng Ni Phật tử lại có dịp tụng đọc kinh Vu Lan Bồn. Trong kinh đề cập đến tôn giả Mục Kiền Liên, một vị đại đệ tử của đức Phật. Sau khi xuất gia tu tập, chứng đắc lục thông, ngài lại nhớ đến ân nghĩa của song thân nên dùng tuệ nhãn quán sát khắp phương thấy mẹ mình là bà Thanh Đề sanh vào loài ngạ quỷ, thân thể héo gầy, xanh xao khổ đau khôn xiết do ác nhân đời trước tham lam, dối trá, độc ác gây nên.
Làm con hiếu hạnh vi tiên
Bèn dùng huệ nhãn dưới trên kiếm tầm
Thấy vong mẫu sinh làm ngạ quỷ
Không uống ăn tiều tụy hình hài.
(Kinh Vu Lan Bồn – Nghi thức tụng niệm – Hệ phái Khất Sĩ)
Trước cảnh ấy, ngài bèn vận thần thông, bưng bát cơm dâng mẹ nhưng vì ác nghiệp mẹ ngài quá lớn, bát cơm hóa thành than đỏ. Hết sức đau lòng, ngài về bạch Phật, mong Phật cứu độ mẹ mình được được siêu thoát. Cảm động trước lòng hiếu nghĩa, đức phật ra phương chỉ bày, cứ mỗi năm vào rằm tháng Bảy là ngày Phật trời hoan hỷ, chư Tăng Tự Tứ, hãy sửa soạn lễ vật cúng dường, thành tâm thỉnh cầu chư tăng chú nguyện, có như thế mẹ ông mới được siêu thăng.
Đối với kinh Vu Lan Bồn, trong Chơn Lý, bài Đại Thái Thức, Tổ sư Minh Đăng Quang đã diễn giải ẩn ý mà kinh muốn gửi gắm. Mục Kiền Liên, Tàu dịch là Đại Thái Thức, tức đại diện cho bậc trí thức rộng lớn. Việc thấy vong mẫu trong đường ngạ quỷ“Là thấy chúng sanh sống trong tham lam, dục vọng, tâm hồn đói khát,… Chúng sanh ví như người buôn bán, sự tham vọng đói khát không cùng tột, sống bằng thân xác, chết bỏ tinh thần, đem tâm hồn chôn sâu dưới hầm vật chất, tứ đại địa ngục, để chịu sự đói khát ham thích hình phạt, trong cõi vọng ảo huyễn ma, vô thường thay đổi, quỷ quyệt”. Ngài Mục Kiền Liên – bậc trí thức rộng lớn, là người xuất gia theo Phật, với lòng từ bi, cảm thương, muốn đem lại hạnh phúc cho quần sanh, nên ngài mang bát cơm đến cho ăn, ý nghĩa chính là “Đem pháp bảo của đạo Bát Chánh đến bố thí giáo hóa, để cho dứt sự đói tham khổ não. Nhờ được ăn dùng đạo lý quý báu mà no lòng mát dạ. Pháp bảo là cơm, Bát Chánh đạo như chén bát”. Đó là bát cơm, đồng thời là liều thuốc lành chữa trị nhưng vết thương, những chất độc trong lòng nhân loại từ bấy lâu. Nếu chịu ăn bát cơm ấy – chịu thực hành đạo Bát Chánh thì sẽ mau thoát khỏi vòng khổ não. Tổ sư lại dạy tiếp: “Bấy giờ bà mẹ lấy tay nhận lấy bát cơm, tay trái che quỷ sứ, tay mặt bốc ăn, là ưng lòng nghe Pháp, nắm giữ hành theo, vừa cố ngăn che ý nghịch, vừa ráng thực hành tu tập, để cho tâm được no vui kết quả. Nhưng cơm lại hóa thành than lửa, là Pháp bảo ấy rất khó ăn dùng, không hành theo được, bởi tánh tham ác đã quen, nên xem ra sự bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, khác nào như than lửa, không thể yên lặng, giữ gìn, nhịn nhường, không tiếc của, nên ăn dùng không được, khó nỗi tu theo pháp Phật…” Ở đây ta thấy rằng bản chất chúng sanh tâm tánh hẹp hòi, tham ái, chấp chặt, ích kỷ, bỏn xẻn, đối với diệu pháp khó lòng chịu lắng nghe, tu tập. Ngài Mục Kiền Liên tuy chứng lục thông nhưng bấy lâu nay tu hành tự độ, việc quán sát khắp phương tìm mẹ là hình tượng Bồ Tát đi giáo hóa chúng sanh. Thấy chúng sanh ác nghiệp nhiều đời, khó tu hành nên trở về bạch Phật. Theo lời chỉ dạy, ngài bèn thỉnh chư Tăng tựu hội cúng dường trái cây năm màu, thức ăn trăm món tức là đối trước chư Tăng đem kinh nghiệm chứng đắc trong tu học của mình chia sẻ đến tất cả chúng tăng sau ba tháng tu hành trì giới, thiền định, trí huệ tinh chuyên. Cúng dường như thế là cúng dường pháp bảo cao quý, là phát Bồ Tát tâm, nguyện độ cả thảy lên bờ giác ngộ, trước là chúng Tăng, sau đến muôn loại. Qua cái nhìn của Tổ sư, hình ảnh ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ là hình ảnh của hành giả khởi tâm đại trí thức nhiệt tâm tu tập, chứng đạt “Chánh pháp”, thành tựu cả Tâm và Tuệ giải thoát; là người có con mắt sáng rõ thấy chúng sanh trong tam giới đang bất an sầu khổ như trong ngục tù như cha mẹ, mà sanh lòng từ bi cứu độ. Ai thấy được chỗ này, thì người đó trước phải xuất gia, tu đắc thánh quả, đoạn trừ lậu hoặc đã. Sau đó phải giáo hóa chúng Tăng đắc quả như mình, rồi tiếp hành Bồ Tát đạo, phổ độ chúng sanh. Như thế mới thành tựu được nhiều công đức mau đắc quả Như Lai, đồng thời là đáp đền chữ hiếu trong muôn một.
Ngày lễ Vu Lan là một ngày đại lễ mà ngày nay không còn của riêng Phật giáo mà của toàn dân tộc. Ngoài cách báo đáp ân nghĩa sinh thành bằng vật chất, thẩm sâu hơn trong ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan là việc báo đáp ân nghĩa sinh thành ở phương diện xuất thế. Mỗi người con khi đến với đạo tu tập dù tại gia hay xuất gia, ngoài việc thanh lọc thân tâm chính mình, còn phải mang ngọn đèn Chánh pháp đến với cha mẹ hiện đời, sau rộng ra là cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp – cả chúng sanh, ai cũng đều được sống và hành theo Chánh pháp để được lợi lạc như mình.
Trong lịch sử phật giáo nước ta, còn ghi lại không ít những tấm gương chí hiếu của những bậc chân tu, như Hòa thượng Nhất Ðịnh (1784-1847). Dẫu khi đã 60 tuổi, nhưng ngài vẫn ngày ngày tự thân về chợ Bến Ngự mua thức ăn lên An Dưỡng am (chùa Từ Hiếu hiện nay) để nuôi mẹ già 80 tuổi, với tinh thần vô ngại cao thâm, bất khả tư nghị. Khi vua Tự Ðức biết chuyện, nhà vua vô cùng cảm phục. Tự Ðức nguyên niên (1829), vua phong hiệu chùa Từ Hiếu là do tích này và xuất phát từ thành ngữ “mẫu từ tử hiếu”, mẹ ăn ở hiền lành, sinh con có hiếu. Câu chuyện này đến nay vẫn còn được lưu truyền trong dân gian.
Thiền sư Tông Diễn (1640 – 1711) tức Hòa thượng Cua, sau khi xuất gia học đạo, hiểu rõ lý mầu, duyên lành gặp lại mẫu từ đã phương tiện dẫn dắt người dần đến bờ giải thoát bằng cách nhổ một cọng cỏ niệm một câu A Di Đà Phật, để khi từ bỏ thân xác tứ đại, mẫu từ của ngài được siêu thăng. Câu chuyện cảm động trên vẫn còn được truyền tụng mãi qua bao thế hệ mà khi nhắc đến ta thường nghe câu: Nhất nhân hành đạo, Cửu Huyền thăng”.
Ngoài ra còn có những bậc minh quân hiếu đạo, rất đáng cho hậu thế noi theo. Sách Đại Việt Sử Ký của Ngô Sĩ Liên có chép hai việc sau đây:
 Vua Lý Nhân Tông (1072–1127) đã bãi bỏ Trung nguyên yến ẩm chúc tụng của bách quan đối với mình để làm lễ Vu Lan Bồn cầu siêu cho mẹ đúng theo ý nghĩa Phật giáo.
– Vua Lý Thần Tông (1128–1138) cũng bỏ yến ẩm chúc tụng của bách quan dâng biểu ở điện Thiên Ân vào dịp lễ Trung nguyên để thiết lễ đại trai đàn, cầu siêu cho phụ hoàng là vua Nhân Tông, và cử hành nghi lễ theo nghi thức Phật giáo.
Phật giáo chủ trương xem hạnh hiếu là hạnh đứng đầu trong các hạnh. Các Phật tử được khuyến khích ứng dụng chữ hiếu trong gia đình rồi đem tâm hiếu đó ứng dụng cho mọi tầng lớp xã hội, quốc gia. Bằng con đường thực hành giáo pháp của đức Phật ta có thể ít nhiều thấy rằng lối sống đạo đức là con đường dẫn đến hạnh phúc cho mình và cho người. Thiết lập nền tảng đạo đức gia đình trên căn bản là hiếu đạo, chính là thiết lập nền tảng đạo đức xã hội, vì mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Trách nhiệm đối với hạnh phúc tự thân, gia đình chính là trách nhiệm đối với hạnh phúc của cộng đồng xã hội. Hay nói cách khác hạnh phúc của người là hạnh phúc của mình. Từ cái nhìn từ bi vô ngã và trí tuệ vô ngã của Phật giáo như thế đã tiếp thêm sức sống cho dân tộc và khơi nguồn thêm cho dòng sông nhân bản của dân tộc Việt Nam chảy mạnh vào nghĩa sống vô cùng.
Gắn bó gần hai mươi thế kỷ với dân tộc, Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam đều lấy hiếu đạo làm nền tảng. Đó chính là điều kiện để đạo pháp gắn bó với dân tộc một cách lâu dài. Là một người Phật tử, là một người con của đất Việt, mỗi người chúng ta hãy ra công góp sức đắp xây cho một nền đạo pháp, đồng thời phát triển thêm những truyền thống quý báu của dân tộc, để cho đạo pháp và dân tộc được trường tồn mãi mãi.

[center]
Về Đầu Trang Go down
thayluan
Admin
thayluan


Tổng số bài gửi : 123
Thanks : 338
USD : 13
Join date : 16/02/2011
Age : 49
Đến từ : Trường THPT Xuân Lộc

TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO   TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO EmptyFri Aug 19, 2011 9:49 pm

Chúc mừng em đã có những bước tiến lớn qua suy tư!

Đạo là hạt nhân hạnh phúc giữa đời, đời là không gian triển nở của đạo - Một khi đời không còn tức đạo cũng không còn cần thiết nữa. Giữa đạo và đời luôn có quan hệ mật thiết. Ai không nắm được nguyên lí này, dù sống đạo hay đời cũng chỉ là bi kịch thôi; ngược lại, là đã nắm được hạnh phúc của chính mình trong bất kì hoàn cảnh nào.

Một lần nữa, thầy chúc mừng em. Em đang dần trở thành một người thầy giữa đời đấy!
Về Đầu Trang Go down
http://clubvanhoc.tk
 
TƯƠNG QUAN GIỮA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC QUA TINH THẦN HIẾU ĐẠO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» sơ đồ phát triển của tình yêu.......
» HƯỚNG DẪN ÔN THI HK2 (QUAN TRỌNG)
» CHUYỆN TÌNH ĐÔI UYÊN ƯƠNG
» MÙA ĐÔNG KHÔNG Ở LẠI - Giới thiệu truyện ngắn của Tiểu Tinh, một cựu học sinh THPT Xuân Lộc.
» Tình thi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NHỊP THỞ VĂN HỌC :: BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất