Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  LỀU CỎ VĂN CHƯƠNGLỀU CỎ VĂN CHƯƠNG  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn của tôi, chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và hạnh phúc!
Ngoài tên miền chính thức là: www.clubvanhoc.forumvi.com, thì diễn đàn còn có thêm một tên miền rút gọn, ngắn gọn hơn, các bạn có thể truy cập thông qua tên miền: www.clubvanhoc.tk
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Top posters
thayluan (123)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
phieudieulangtu (54)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
tinhlinh (47)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
sweetmoments93 (29)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
echkon_c12 (24)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
Quang Duc (23)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
boya13 (23)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
trtuan2011 (19)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
bantrua83 (19)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
mainguyen (18)
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_lcapNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Voting_barNhững đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:<div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.rsspump.com/?web_widget/rss_ticker/news_widget" title="News Widget">News Widget</a></div>

 

 Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi)

Go down 
Tác giảThông điệp
thayluan
Admin
thayluan


Tổng số bài gửi : 123
Thanks : 338
USD : 13
Join date : 16/02/2011
Age : 49
Đến từ : Trường THPT Xuân Lộc

Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) Empty
Bài gửiTiêu đề: Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi)   Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi) EmptyThu Mar 10, 2011 10:49 pm

Buổi 10: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (NGUYỄN THI)

I. Tìm hiểu chung:
- TG: Cây bút văn xuôi hàng đầu viết về nam bộ kháng chiến chống Mĩ.
- Tác phẩm: 1966, tiêu biểu cho biệt tài phân tích tâm lí của TG.
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: lòng yêu nước – căm thù giặc, tình cảm gia đình.
II. Tìm hiểu cụ thể:
1. Vẻ đẹp truyền thống gia đình:
Gia đình đẵ gắn bó con người với nhau. Các thế hệ gắn nhau thành một dòng chảy bất tận hoà vào dòng chảy dân tộc với những phẩm chất đáng quý:
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung, son sắc với quê hương và cách mạng.
2. Những con người trung dũng trong gia đình:
a. Việt:
- Tính cách rất “trẻ con, hồn nhiên, hiếu động.
- Có tình thương yêu và gắn bó sâu sắc với gia đình → Có những phẩm chất để trở thành anh hùng.
- Dũng cảm, kiên cường, gan góc, luôn sôi nổi tinh thần chiến đấu, quyết tâm lập nhiều chiến công để trả mối thù lớn.
→ Nét “trẻ con” và “người lớn” đan xen nhau góp phần dựng nên sinh động chân dung nhân vật. Một con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, là người tiêu biểu nhất cho tinh thần tiến công cách mạng.
b. Chiến: được hiện rõ qua hồi ức của người em trai
c. Tính cách rất đa dạng: vừa có nét “trẻ con” của một cô gái mới lớn, vừa biết nhường nhịn em, lo toan gia đình.
- Giống mẹ: gan góc, đảm đang.
→ Chiến là một mẫu nhân vật nữ khá tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ giỏi giang, hiếu thảo, hết lòng yêu thương gia đình, quê hương.
- Chiến còn là một cô gái đầy ý thức trách nhiệm đối với quê hương Đất nước. Chị có một tình yêu thương vô bờ bến đối với bà con làng xã, chị lên đường chiến đấu không chỉ để trả thù cho ba má mà còn vì ý thức trách nhiệm với quê hương. Câu nói : “Nếu giặc còn thì tao mất” của chị thể hiện hào khí anh hùng của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì mới.
d. Má – chú năm:
- Chú Năm:
+ Là tác giả của cuốn gia phả ghi lại những chiến công và bao mất mát, đau thương của gia đình do tội ác của giặc gây ra.
+ Là người lao động chất phác và rất giàu tình cảm (tiếng hò của chú chứa đầy tâm tư, cảm xúc).
→ Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh truyền thống của gia đình.
- Má Việt:
+ Căm thù giặc sâu sắc, gan góc.
+ Đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con; biết ghìm nén đau thương để nuôi con, đánh giặc.
→ Biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
3. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện.
- Ngôn ngữ Nam Bộ giản dị.
- Khắc hoạ tính cách con người đậm chất miền Nam.
- Đối thoại, độc thoại hấp dẫn, cảm động

III. Tham khảo: (Tư liệu của đồng nghiệp)
Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) để làm sáng tỏ nội dung sau :
“Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.” (trích phần Ghi nhớ bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn chuẩn 12, tập hai).
1. Mở bài:
- “Làm nên một Nguyễn Thi trong nền văn học của chúng ta không phải là cảm hứng về những gì lạ lẫm, xa vời, bay bổng, mà là Mẹ, là Đất, là Quê hương làng xóm, những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và còn rất nhiều cực khổ của con người…” – Đỗ Kim Hồi.
- Về điều này, phải kể đến Những đứa con trong gia đình. Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Thân bài:
- Nhân vật chú Năm – hình tượng kết tinh truyền thống của một gia đình.
- Nhân vật người má của Việt – hiện thân cho truyền thống gia đình.
- Nhân vật Chiến - sự nối tiếp người mẹ anh hùng.
- Nhân vật Việt – từ tuổi thơ đi thẳng đến chiến trường, trở thành anh hùng.
3. Kết bài
- Qua Những đứa con trong gia đình, ta thấy được lịch sử của dân tộc, Đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Số phận những đứa con trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam.
- Những đứa con trong gia đình như một sử thi về “truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước”.
BÀI VĂN THAM KHẢO
Nguyễn Thi là “ người nông dân của vùng đất Nam Bộ” trong thời kỳ kháng Mĩ cứu nước. Để làm nên Nguyễn Thi như ngày hôm nay không phải là những gì xa lạ, cầu kì, mới mẽ mà là đất, là con nười, là quê hương, đất nước cùng với những truyền thống yêu nước, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương, cách mạng. Và “ Những đứa con trong gia đình” là một đại diện cho truyền thống ấy. Tác phẩm được in trong tập “ Truyện và kí ” ( 2- 1966 ).
Truyền thống của “ những đứa con trong gia đình” như một dòng sông cứ liên tục chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác không bao giờ dừng. Như chú Năm đã nói : “ Chuyện gia đình nó dài như sông, rồi chú sẽ chia cho moãi người một khúc mà ghi vào đó”. Chú Năm là một đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống. Chú đã lưu giữ truyền thống ấy trong “ cuốn sổ”, trong những câu hò, câu hò ấy không trong trẻo nó được cất lên như một khẩu lệnh và kết thúc như một lời thề. Giọng hò mạnh mẽ như con người chú vậy đầy sức mạnh và chiến thắng.
Không chỉ có Chú Năm mà còn có má Việt, một nhân vật tuy chỉ được Nguyễn Thi nhắc đến đôi nét trong tác phẩm nhưng hình ảnh má Việt lại hiện lên rất rõ nét. Đó cũng chính là tài năng của Nguyễn Thi. Má Việt là một hiện thân của truyền thống, bà là một người gan góc, dũng cảm, thương yêu chồng con, giàu đức hi sinh. Không những thế bà còn là một người có lòng căm thù giặc mãnh liệt và thủy chung với cách mạng. Hình ảnh má Việt cũng là hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam trong thời kháng chiến.
Nếu chú Năm là người đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống và má Việt là hiện thân của truyền thống thì ở thế hệ sau là Việt và Chiến sẽ là những con người kế thừa và phát huy truyền thống ấy. Hai chị em Việt và Chiến là những đứa trẻ xuất thân trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ. Tuy thiếu tình thương của ba mẹ nhưng Việt và Chiến vẫn là những đứa trẻ ngoan. Hai chị em vẫn dành cho nhau những tình thương yêu trìu mến : Chiến coù luùc tranh giành với em nhưng vẫn nhịn em, cùng nhau khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm, Việt cũng thấy “ thương chị lạ lùng”, … Tuy còn nhỏ nhưng hai chị em Chiến và Việt đều mang bản lĩnh gan góc của một người chiến sĩ thực thụ : “ hạnh phúc của tuổi trẻ là ở trên chiến trường”.
Chiến là một cô gái mang vóc dáng của má : “ Hai bàn tay vo tròn sạm đỏ màu cháy nắng …”, đó là vẻ đẹp của sự cam chịu, khoẻ mạnh và chiến thắng. Chiến đôi lúc còn trẻ con hay tranh giành với em : giành đi tòng quân, tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc,…nhưng Chiến vẫn ý thức được mình là chị nhường nhịn em, cùng cho em đi đánh giặc để trả thù cho ba má. Vì thương em Chiến không muốn em hi sinh ở chiến trường nên mới không cho em đi tòng quân. Tuy chỉ là một cô gái chỉ mới mười chín tuổi nhưng chiến rất có bản lĩnh và gan góc, Chiến ñaõ từng thế : “ Nếu giặc còn thì ta mất”. Lời thề ấy đã khắc hoạ tính cách của Chiến. Chiến còn giống má ở chỗ biết lo liệu, tính toán việc nhà : “ tao liệu má còn sống chắc má cũng tính vậy, nên tao cũng tính vậy”, lời Chiến nói “ in như má vậy”.
Còn Việt là một cậu con trai mới lớn, dễ mến, vô tư chẳng biết lo liệu, tính toán như chị Chiến, chỉ biết “ lăn kềnh ra ván, cười khì khì”, đôi lúc “ chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” trong khi chị Chiến đang tính toán việc nhà. Nếu Chiến là một người chị luôn nhường nhịn em thì Việt lại hay tranh giành với chị : giành đi bộ đội tuy chỉ mới mười tám tuổi. Mặc dù còn nhỏ, còn trẻ con nhưng Việt lại mang bản lĩnh của một người chiến sĩ, lúc còn bé Việt đã xông ra đá cái thằng giết cha mình, khi đánh giặc, mặc dù bị thương nặng nhưng tay Việt vẫn để ở cò súng sẵn sàng giết chết giặc… Trước chị Chiến, Việt là một đứa trẻ ngây thơ, vô tư, vô tâm. Nhưng trước quân thù thì Việt vụt lớn, trở thành anh hùng với bản chất của người chiến sĩ dũng cảm.
Ở hai chị em Chiến và Việt tuy có đôi nét tính cách khác nhau nhưng hai chị em đều mang bản lĩnh khaùc thường, không sợ gian nguy cùng nhau đánh giặc trả thù cho ba má, cho quê hương, dân tộc và cho đất nước.
Qua tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” với truyền thống yêu nước, lòng căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng tác giả muốn nói đến truyền thống của cả dân tộc Việt Nam. Chính những truyền thống ấy đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước. Chất sử thi trong tác phẩm cũng góp phần làm nổi bật truyền thống ấy.
Trần Ngọc Nương 2008 – 2009



Tham khảo 2:
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
1. Mở bài
Truyện Những đứa con trong gia đình là một trong số những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã dành nhiều trang miêu tả những nét tính cách độc đáo của Việt, nhân vật trung tâm đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
2. Thân bài
Nhân vật Việt hiện lên trong tác phẩm với đầy đủ các nét tính tình, tình cảm và tinh thần chiến đấu.
- Tính tình hồn nhiên, thú vị
+ Việt vẫn giữ tính hồn nhiên của một chàng trai mới lớn ( luôn giữ trong mình cái ná thun, trong chiến tranh khốc liệt, Việt không sợ chết mà lại sợ ma…).
+ Việt rất yêu thương chị Chiến nhưng hay tranh giành với chị (từ việc bắt ếch đến việc lập chiến công…).
- Tình cảm: giàu lòng yêu thương.
+ Tình cảm thương yêu của Việt, Việt giành cho chị Chiến.(cùng chia sẻ với chị)
+ Việt còn rất thương mến chú Năm.(hồi đó chú Năm hay bênh Việt, khen Việt là “thằng nhỏ gan”…Chú còn kể cho Việt nghe chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp… lòng tốt của con người cũng sinh ra tứ đó).
+ Trong lúc bị thương, hình ảnh của cha mẹ thân yêu luôn chập chờn ẩn hiện trong hồi ức của Việt với bao kỉ niệm chua xót lẫn ngọt ngào.
+ Việt cũng nhớ từng đồng đội với từng đặc điểm : cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công…
- Tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm.
+ Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu ông cha gan góc, không bao giờ biết sợ trước sự bạo tàn. Nên từ nhỏ Việt đã là một người gan góc.
+ Giữa trận đánh, bị thương nặng, lạc đồng đội, chịu đói chịu khát, mình đầy thương tích, Việt vẫn can đảm chịu đựng.
+ Dù lúc tỉnh hay lúc mê, Việt vẫn luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
3. Kết bài
- Nguyễn Thi miêu tả nhân vật một cách sắc nét, từ tính tình, tình cảm đến tinh thần chiến đấu, không qua những sắc màu tráng lệ mà bằng hàng loạt hình ảnh sống thực, hồn nhiên đầy cảm động.
- Với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, những chi tiết về dáng cách, cử chĩ, lời nói của nhân vật, phát huy tối đa lời độc thoại nội tâm, những hồi ức khi đứt khi nối tưởng chừng như rời rạc nhưng thật chặt chẽ, nghệ thuật truyện đã khắc hoạ hình tượng của một nhân vật trẻ tuổi anh hùng, đại biểu cho thế hệ thanh niên miền Nam anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Về Đầu Trang Go down
http://clubvanhoc.tk
 
Những đứa con trong gia đình (NguyễnThi)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Với Xuân Lộc - Những khúc tự tình
» HƯỚNG DẪN ÔN THI HK2 (QUAN TRỌNG)
» NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (TÀI LIỆU ÔN THI) + BÀI VIẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KHU VỰC HỌC TẬP :: TÀI LIỆU VĂN 12-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất